Mới có thai nên ăn gì và kiêng gì - Mẹ bầu cần chú ý

Mang thai ở những tháng đầu tiên rất quan trọng. Nếu bạn đã có tin vui thì nên chú trọng đến chế độ dinh dưỡng hằng ngày của mình. Bài viết sau đây chia sẻ mới có thai nên ăn gì và kiêng gì. Chị em nên cập nhật để có thêm nhiều kiến thức mới nhé!

Có thai nên kiêng gì

     Thức uống có cồn, có ga và cà phê

Phụ nữ có thai không nên uống thức uống có cồn như rượu, bia... Cồn trong các chất kích thích này thông qua nhau thai sẽ xâm nhập vào bào thai, trực tiếp gây hại cho thai nhi, làm cho bé chậm phát triển hoặc bị biến dạng bào thai.

Phụ nữ có thai cũng không nên thường xuyên uống nước ngọt có ga hoặc cà phê. Chất cafein trong cà phê và đồ uống có ga có thể phá vỡ các vitamin B1 gây nên mệt mỏi, chán ăn, táo bón và nghiêm trọng hơn là sảy thai. Ngoài ra, cafein cũng kìm hãm sự hấp thu của sắt và kẽm, trong khi phụ nữ có thai rất cần acid folic, gây nên nhiều hệ luỵ cho sự phát triển bình thường của em bé.

     Một số loại rau

- Rau sam: Đây là loại rau mang tính hàn cao nên sẽ khiến cơ trơn tử cung co bóp quá đà dẫn đến nguy cơ sảy thai cao. Các bác sĩ sản khoa cho rằng đây là loại rau tối kị với bà bầu, nhất là 3 tháng đầu tiên của thai kì.

- Rau răm: Trong rau răm có chứa các chất gây mất máu, co bóp tử cung cho nên nếu mẹ bầu ăn nhiều có thể bị sảy thai hoặc làm cho thai nhi phát triển không bình thường.

- Rau ngót: Tuy được biết đến là thực phẩm có nhiều sắt và mát nhưng rau ngót cũng chứa chất Papaverin. Đây là một chất độc điển hình của cây thuốc phiện. Ăn nhiều rau ngót khiến co thắt cơ tử cung dẫn đến nguy cơ sảy thai cao.

- Ngải cứu: Là một vị thuốc nam được sử dụng để an thai, điều hòa khí huyết cho bà bầu nhưng chỉ cần một liều lượng vượt mức một chút, ngải cứu có khả năng gây sảy thai.

- Chùm ngây: Là một loại rau màu xanh đậm khá giống với rau ngót với những lợi ích tương tự. Tuy nhiên, hormonealpha-sitosterol có trong rau chùm ngây là cực độc với bà bầu. Nếu mẹ ăn thường xuyên trong 3 tháng đầu thì em bé có khả năng bị chết lưu trong bụng mẹ.

     Một số loại trái cây

- Đu đủ xanh: Đu đủ xanh có tác dụng kích thích sự phát triển của tuyến vú. Đây là bí kíp của Tây Thi trong việc làm đẹp ngày xưa được chị em truyền tai nhau. Tuy nhiên, mủ trong đu đủ xanh có rất nhiều chất latex, làm co thắt tử cung, có thể dẫn đến sảy thai hoặc sinh non, cho nên không thể dùng được cho bà bầu.

- Quả nhãn: Nhãn có tính nhiệt, dễ gây táo bón, làm nghiêm trọng hơn triệu chứng ốm nghén của bà bầu nên các tài liệu Đông y đều khuyên loại bỏ nhãn ra khỏi thực đơn hàng ngày. Bà bầu thường có triệu chứng nóng trong và xuất hiện hiện tượng táo bón. Với những mẹ có thể trạng nhạy cảm hoặc có triệu chứng sảy thai nên tránh xa nhãn trong suốt 40 tuần thai.

- Quả thơm: Thơm có chứa chất Bromelain có tác dụng làm mềm và kích thích co bóp tử cung, đặc biệt khi ăn thơm còn xanh thì tỉ lệ chất Bromelain là rất cao nên dễ gây sẩy thai hoặc sinh non cho mẹ.

- Dưa hấu: Không được liệt vô danh sách bổ sung dinh dưỡng cho bà bầu những tháng đầu mang thai vì ăn dưa hấu lạnh dễ khiến bà bầu bị đau bụng và tiêu chảy.

Vậy mới có thai nên ăn gì

      I. Cá chép

Cá chép về mặt ẩm thực có chất lượng thịt ngon, ăn ngọt, vị thơm. Về mặt sức khoẻ, món ăn từ cá chép sẽ bổ máu, giúp não bộ khỏe khoắn và tốt cho hệ tuần hoàn. Đối với thai phụ, cá chép có tác dụng an thai và chữa phù thũng khi mang thai. Bởi vì cá chép là thực phẩm dồi dào các thành phần bổ dưỡng như protein, mỡ, vitamin A, B1, B2, phốt pho, canxi, sắt… cho nên cá chép sẽ có tác dụng bồi bổ, phục hồi cơ thể cho những bà mẹ bị ốm nghén,mất ngủ, mệt mỏi. Theo y học cổ truyền, cá chép có tính bình, chứa nhiều đạm và vitamin… cho nên canh cá chép nguyên vị đặc biệt tốt cho phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu. Nếu mua cá chép, chị em nội trợ nên lựa cá chép sông vì môi trường tự nhiên, ít có độc tố hơn so với cá chép biển. Phụ nữ mang thai thời kì đầu nên ăn 100g cá chép tươi mỗi ngày, tương đương 10g trên tổng lượng 80g đạm cần hấp thụ.

     II. Nước dừa

Nước dừa được khuyên dùng cho bà bầu trong những tháng đầu thai kì vì dừa là một loại thuốc tự nhiên lợi tiểu, trị đái buốt,ngăn ngừa tình trạng viêm đường tiết niệu cũng như giảm nguy cơ sỏi thận. Các triệu chứng thường gặp khi mang thai như táo bón, đầy bụng, ợ hơi sẽ được cải thiện vì dừa hỗ trợ chức năng đường ruột và đẩy lùi các vấn đề về tiêu hoá như tăng tiết axít dạ dày, viêm loét dạ dày. Nước dừa cũng tăng cường sức đề kháng cho mẹ và bé vì trong nước dừa chứa rất nhiều axit lauric, chất này khi vào cơ thể sẽ được chuyển hoá thành monolaurin, có tác dụng kháng nấm, chống lại các vi rút, vi khuẩn có lớp vỏ lipit. Với tất cả những lợi ích kể trên, nước dừa là thực phẩm vàng cho các bà mẹ đang mang thai. Tuy nhiên, bạn cũng chỉ nên uống 1 quả mỗi ngày vào buổi sáng.

     III. Các loại rau màu xanh đậm

Các loại rau màu xanh đậm là nguồn dinh dưỡng cho bà bầu trong những tháng đầu thai kì có thể kể tên như bông cải xanh, cải xoăn, cải thìa, đậu hà lan, xà lách, măng tây, rau bina… Trong các loại rau này chứa rất nhiều acid folic. Acid folic là một dạng của vitamin B9 và là một vi chất rất cần thiết cho quá trình tổng hợp DNA, góp phần ngăn ngừa các nguy cơ khuyết tật ở thai nhi như và tránh được các biến chứng như sảy thai, sinh non, thiếu máu… Bên cạnh đó, rau màu xanh đậm còn là mảnh đất màu mỡ cho canxi,một dưỡng chất cần thiết trong việc giúp mẹ bầu phòng ngừa các triệu chứng bất thường trong thai kì như đau lưng, tê tay chân, chuột rút, tiền sản giật,...Thiếu canxi, thai nhi có nguy cơ bị suy dinh dưỡng, còi xương, thấp bé, xương bị biến dạng ngay từ khi chào đời.

     IV. Các loại quả có nhiều múi

Đó là các loại quả cùng dòng họ như cam,quýt, chanh, bưởi… Các trái cây này là nguồn bổ sung vitamin C nhiều nhất trong các loại trái cây. Vitamin C là chất hỗ trợ giúp các mẹ hấp thu chất sắt hiệu quả hơn, giảm nguy cơ mắc tai biến khi sinh nở. Thiếu vitamin C, sắt và acid folic được nạp vào cơ thể sẽ bị đào thải qua đường tiết niệu và không còn hiệu quả với các mẹ bầu nữa. Vitamin C ở cam chanh có tác dụng chống oxy hóa và giảm các triệu chứng liên quan đến bệnh cảm cúm, viêm phế quản, rất cần thiết cho mẹ bầu trong giai đoạn thai kì. Mỗi 1 - 8gram vitamin trong cam quýt tương đương với vitamin có trong các loại củ, quả gồm ớt chuông, bắp cải, bông cải xanh, xà lách, đu đủ, khoai lang, cà chua.

Ngoài những thực phẩm trên, thì để đầy đủ chất,mẹ nên nạp thêm thuốc bổ trước khi mang thai (link bài trước) và những tháng đầu của thai kì để bé được đầy đủ chất nhất. Một trong những thuốc bổ được các mẹ tin dùng là Fonlica, với thành phần vitamin, khoáng chất, acid folic, rất tốt trong việc hỗ trợ tăng cường sức đề kháng cho bà mẹ trước và sau thai kì. Hi vọng với bài viết trên, các mẹ đã cơ bản nắm được chế độ dinh dưỡng cho bà bầu trong những ngày đầu mang thai rồi nhé.

Bài viết lấy nguồn từ Fonlica - tăng khả năng mang thai